Mình nghỉ làm ở nhà 14 tháng để trông Cò tít. Đến lúc quyết định đi làm lại thì không có phương án trông giữ bé. Bà nội, bà ngoại thì còn vướng bận việc nhà, thuê người giúp việc thì mình không ưng ý. Sau một hồi tìm hiểu, mình quyết định cho bé đến trường mầm non. Tuy nhiên, để tìm được trường nhận trông bé từ 14 tháng đúng là việc “khó hơn lên trời”.
Hầu hết các cơ sở giữ trẻ dưới 18 tháng là các cơ sở tự phát. Cơ sở vật chất chưa đủ đảm bảo, hơn nữa số lượng giáo viên trông trẻ cũng không nhiều. Mình đã nghe báo đài đưa nhiều trường hợp về việc một cô trông 10 trẻ dẫn tới việc áp lực quá sức gây ra bạo hành, rồi nghiêm trọng hơn là những tai nạn và ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng mình cùng tìm được một trường mầm non có lớp nhà trẻ. Với 3 cô phụ trách 7 cháu, cơ sở vật chất bài bản nên khiến mình khá yên tâm. May mắn là có một cô chủ nhiệm rất tận tình chăm sóc con, từ việc ăn uống đến thay quần áo hàng ngày, từ việc tập nói đến tập những thói quen tự lập, bé nhà mình có nhiều tiến bộ hơn hẳn.
Mình yên tâm, cho đến khi…
Khi bé được khoảng 25 tháng thì có “biến” xảy ra. Mỗi ngày đón con cô đều níu mình lại nói rằng Cò tít có nhiều biểu hiện không hợp tác, có xu hướng chỉ thích chơi một mình và không ra sân tham gia các hoạt động ngoài trời. Dù hơi ngạc nhiên, nhưng về nhà hai mẹ con nói chuyện nhiều hơn nữa. Bé cũng đồng ý là hôm sau đến lớp sẽ chơi cùng các bạn và nghe lời cô. Mình đến nói với cô rằng gia đình sẽ quan tâm đến bé nhiều hơn nữa nhưng có lẽ bé cần thời gian.
2 tuần sau, cô vẫn níu mình lại phản ánh.
1 ngày… 2 ngày… 10 ngày… và mình bị stress mỗi khi nhìn thấy cô. Tự nhiên mình hoang mang, không hiểu mình đã dạy con sai ở chỗ nào, hay phương pháp dạy con mình đang áp dụng có vấn đề, hoặc bé nhà mình gặp vấn đề về tâm lý. Đỉnh điểm là vợ chồng mình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng của thành phố để kiểm tra thần kinh cho con.
Bác sĩ nói vấn đề nằm ở cha mẹ…
Quy trình khám bệnh gồm có khám triệu chứng, và bác sĩ cho con làm một số bài test để kiểm tra suy nghĩ và hành vi. Bác sĩ nói rằng bé không hề có vấn đề gì cả, thậm chí đầu óc bé khá nhạy bé và phản xạ linh hoạt đối với các tình huống đưa ra. Mình nói lại nhiều lần việc bé ở lớp như thế nào thì bác sĩ bực bội nói với mình “tôi nghĩ, vấn đề nằm ở thần kinh của mẹ đó”. Mình xin nghỉ làm một tuần, đi tìm bác sĩ tâm lý và thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đến khi hiểu rằng, môi trường hiện tại không phải là không tốt, chỉ là không còn phù hợp nữa. Bé phản kháng là do bé muốn thay đổi. Quyết định cuối cùng của mình là: chuyển trường.
Và một ngôi trường mới…
Mình đưa bé đến ngôi trường mới tham quan trước. Bé đặc biệt hứng thú với lớp học bày biện những đồ dùng, đồ chơi vừa tầm với bé. Mình quan sát thấy các bé có thể tự lấy ghế, ngồi lên ghế là chân chạm đất, có thể tự rửa tay, tự lấy sách để xem,… Như vậy là ở lớp, các bé có thể tự làm được nhiều việc mà không cần cô phục vụ. Sau khi hỏi cô mình mới biết chương trình học của trường là chú trọng phương pháp Montessori, coi trọng sự phát triển tự nhiên ở trẻ, với bộ giáo cụ trực quan tương thích với độ tuổi của trẻ
Với sự hướng dẫn của cô, hai mẹ con được tham gia vào một lớp tiếng Anh. Lúc đầu bé nhà mình rụt rè bám ngay lấy váy mẹ khi nhìn thấy thầy giáo người nước ngoài. Nhưng chỉ khoảng 10 phút, bé đã nhấp nhổm đứng dậy muốn tham gia học cùng các bạn. Thầy giáo vui vẻ hướng dẫn các bạn chơi nhiều trò chơi nhận biết và phân biệt màu sắc. Có một cô giáo tiếng Việt hỗ trợ. Cách truyền đạt khá dễ hiểu, đòi hỏi câu trả lời yes hoặc no đơn giản. Cả lớp hào hứng, bạn nào cũng tranh nhau giơ tay trả lời câu hỏi và tham gia trò chơi. Thấy ánh mắt của các bé mình hiểu là mình đã tìm được môi trường thích hợp cho con.
Mình có ghé khu bếp và khu sân chơi. Khu bếp khá sạch sẽ. Các loại bát đĩa, thìa nhỏ nhỏ xinh xinh làm mình thấy hứng thú. Bác bếp thì nhiệt tình chỉ mình nguồn gốc các loại rau củ quả, thịt, gạo… Nhìn bác gấp ngay ngắn chiếc khăn lau bếp để vào góc bàn là mình hiểu được phần nào tác phong của những người làm việc ở đây. Khu sân chơi không phải quá rộng rãi, song cũng đủ để các bé được hoạt động thoải mái.
Mặc dù đã rất yên tâm với sự lựa chọn lần này nhưng 3 ngày đầu tiên bé đến lớp mình đứng ngồi không yên. Mình có liên tục gọi điện hỏi thăm cô, được biết con dễ dàng hòa nhập và khá nhanh nhẹn. Bây giờ mình còn giới thiệu trường cho nhiều bạn bè nữa.
Việc tìm ra Trường mầm non quốc tế Worlkids này cũng không phải đơn giản đâu nhé. Lúc đầu, lên mạng gõ từ khóa tìm trường mầm non thì ngay lập tức mình bị hoa mắt bởi số lượng các trường Anh ngữ, trường quốc tế, trường song ngữ, trường chất lượng cao,… Rồi mình lật tung khắp nơi xem review về từng trường. Sau cả tuần lễ lần mò, hỏi han mình được biết đến danh sách các trường uy tín nhất ở TP.HCM theo sự bình chọn của Báo Tiếp Thị và Gia đình. Worlkids ở Gò Vấp là trường thứ hai mình đến thăm, nhưng mình đã quyết định không tới 3 ngôi trường kia nữa vì đã tìm thấy điều mình muốn.
Mỗi ngày nghe Cò tít líu lo kể về các cô, các bạn, các bài học trên lớp mình cũng như muốn đến học cùng. Mình biết mỗi ngày đến trường của bé đều là một niềm vui. Và niềm hạnh phúc của mình chỉ đơn giản là niềm vui mỗi ngày của con mà thôi!